Năm 1839, William Robert Grove (1811 – 1896), một luật gia – nhà vật lý người Anh đã tạo ra pin nhiên liệu đầu tiên.
Năm 1900, các nghiên cứu đã chuyển trực tiếp năng lượng hoá học của các dạng năng lượng hoá thạch sang điện năng, tiêu biểu là hệ thống pin nhiên liệu Hydro ra đời.
Năm 1920, TS. Alfred Schmid là người tiên phong trong việc xây dựng bộ phân tích bằng Platium, các điện cực cacbon – hydro xốp dưới hình thức ống.
Năm 1932, Francis Thomas Bacon, một giáo sư công nghệ tại đại học Cambridge, Anh, đã chế tạo ra hệ thống pin nhiên liệu alkine (AFC) sử dụng điện cực kim loại xốp là nền tảng cho NASA chế tạo tàu vũ trụ sử dụng pin nhiên liệu để đưa người lên mặt trăng vào năm 1968.
Năm 1963, pin nhiên liệu sử dụng màng được phát triển bởi hãng GE nhờ công trình của Thomas Grubb và Leonard Niedrach.
Năm 1970, Karl Kordesh xây dựng bộ pin nhiên liệu kết hợp acqui trên một ô tô lai 4 chỗ và đã hoạt động được 3 năm ở thành phố thường xảy ra kẹt xe.
Giữa năm 1970, tế bào nhiên liệu dùng hệ thống axit photphoric ra đời.
Năm 1980, pin nhiên liệu dùng cacbon nấu chảy (MCFC) phát triển mạnh.
Năm 1990, pin nhiên liệu oxit rắn (SOFC) được phát triển.
Những năm 1990s, pin nhiên liệu dạng màng (PEFC) xuất hiện với mật độ công suất thu được rất cao.
Tham khảo:
– Thạc sĩ Văn Thị Bông – Bài giảng “ Năng lượng sử dụng trên Ôtô” – Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM
– Vladimir Sergeevich Vladimir S. Bagotsky, Fuel cells: problems and solutions, Wiley, 2008.