Phát điện tái tạo tại nhà hoặc các tòa nhà thương mại đang trở nên ngày một khả thi. WindStream Technologies đã lắp đặt thứ mà họ cho hệ thống phát điện lại gió-mặt trời lớn nhất thế giới trên một máy nhà văn phòng tại Kingston, Jamaica. Dự kiến, hệ thống sẽ phát hơn 106.000 kWh điện mỗi năm.
![]() |
Hệ thống lai ghép điện mặt trời và điện gió tại Jamaica của Windstream Technologies |
Xu hướng tăng hướng tới năng lượng tái tạo và phát năng lượng kết hợp được phản ánh từ các dự án lớn nhất thế giới gần đây. Trong tháng 1, cây cầu năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới đã hoàn thành tại London, nhà máy nhiệt-mặt trời lớn nhất thế giới đã vận hành một tháng sau đó và Jaguar hoàn thành lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà lớn nhất thế giới vào tháng 4.
WindStream Technologies đã tạo ra thiết bị phát điện gió và mặt trời nhắm vào các thành phố lớn, các tòa nhà thương mại và chủ sở hữu nhà riêng. Dự án đã thành công trong việc hoàn thành hợp đồng, có khả năng chứng minh khả năng tối đa sản xuất năng lượng và thu về tiền đầu tư trong khi chỉ sử dụng với khoảng không mái nhà hạn chế.
Cơ cấu kết hợp 50 thiết bị SolarMill của WindStream. SolarMill khác biệt ở chỗ mỗi thiết bị chứa một hoặc nhiều tấm pin mặt trời và 3 hoặc nhiều tuabin gió. Theo giải thích trên trang web của WindStream “xu hướng hằng ngày và theo mùa của các nguồn năng lượng gió và mặt trời đều được giảm nhẹ nhờ thu cả 2 tại mọi thời điểm trong ngày hoặc trong năm”.
Hệ thống dự kiến sẽ phát được 25kW điện gió và 55kW điện mặt trời. Windstream cho hay họ sẽ thu lại tiền đầu tư trong 4 năm và sẽ tiết kiệm được khoảng 2 triệu USD trong khoảng thời gian 25 vận hành.
![]() |
Mô hình Solarmill và Winstream kết hợp giữa pin mặt trời và tua bin gió trục đứng. Nguồn Winstream Technologies |
Hệ thống của MFG là một phần của một nỗ lực của nhà cung cấp năng lượng độc quyền của Jamaica, Jamaica Public Service, để làm cho khả năng sản xuất năng lượng tái tạo phổ biến rộng rãi hơn. Điện được phát có thể được sử dụng và lưu trữ ngoài lưới điện hoặc cung cấp ngược lại cho lưới điện.
L.H (Gizmag)
Nguồn: Sở KHCN Đồng Nai