Giới thiệu
Với tài liệu kiến nghị chính sách này, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp kịp thời những thông tin có giá trị để các đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách tham khảo trước khi đưa ra quyết định quan trọng và có tác động lâu dài đối với phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam. Theo tinh thần đó, tài liệu này sẽ cung cấp thông tin khoa học và xác thực liên quan tới các vấn đề khác nhau cần phải được xem xét một cách cẩn trọng trong tất cả các giai đoạn phát triển của điện hạt nhân, từ bước quy hoạch đến ngừng vận hành, tháo dỡ và xử lý chất thải. Tài liệu này được biên soạn dựa trên những thông tin khoa học và các kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm của các nước Đức, Nhật Bản và Nam Phi. Những kiến nghị đưa ra trong tài liệu này được tổng hợp từ kết quả của các nghiên cứu, chuyến thăm quan học tập kinh nghiệm gần đây tại Cộng hòa Liên bang Đức và hai hội thảo khoa học về “Phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam và trên thế giới” được tổ chức vào đầu tháng 10 năm 2016. Hội thảo có sự tham gia của nhiều bên liên quan bao gồm các đại biểu Quốc hội, đại diện các bộ, ngành liên quan và các chuyên gia.
Những nội dung chính trong tài liệu này bao gồm các chủ đề như sau:
1. Quản lý nhà nước đối với điện hạt nhân;
2. Các tác động xã hội và môi trường của điện hạt nhân;
3. Chi phí vòng đời và quản lý chất thải; và
4. Các lựa chọn thay thế cho Việt Nam.
1. Quản lý nhà nước đối với điện hạt nhân
Do điện hạt nhân là một trong những công nghệ tiềm ẩn nhiều sự cố bất ngờ nhất từng được nhân loaị phát minh ra, chú ng ta cần phải ban hành và thưc̣ thi các luật lệ và quy định an toàn ở mức độ khắt khe nhất và những luâṭ lê ̣và quy đinh này phải thường xuyên đươc̣ rà soát và cải tiến, để ngăn chặn mọi sự cố có thể xảy ra. Ngoài hai thảm hoạ tại Chernobyl và Fukushima, trên thưc̣ tế có hơn 30 sự cố được phân loại theo Thang Sự kiện Hạt nhân Quốc tế (INES), và rất nhiều sự cố nhỏ hơn không được báo cáo trên thế giới. Cần phải xây dựng luâṭ an toàn haṭ nhân trong đó quy đinh tất cả những nôị dung cần thiết và thưc̣ hiêṇ những quy đinh này trước khi bắt đầu quy hoạch và xây dưng các nhà máy điện hạt nhân. Luật và quy định cần phải quy định và điều tiết toàn bộ vòng đời củ a nhà mày điêṇ hạt nhân, bao gồm một kế hoạch toàn diện để lưu trữ chất thải hạt nhân. Cần chú ý đặc biệt đến sự nhất quán về chính sách, sự thố ng nhất với các luật liên quan.
Việc phân chia các nhiệm vụ một cách rõ ràng đóng vai trò quan trọng để tránh trùng lặp hoăc̣ thiếu sót trong quá trình đưa ra quyết định. Cần phải phân chia nhiệm vụ rõ ràng trong toàn bô ̣ quá trình vận hành cơ sở hạt nhân (nhà máy, các tuyến vận chuyển và lưu trữ chất thải và đăc̣ biêṭ là “chuỗi mệnh lệnh rõ ràng” có vai trò vô cù ng quan trọng trong trường hợp xảy ra tai nạn).
Tất cả các quyết định lớn phải được thực hiện bởi một cơ quan độc lập, cơ quan này phải xem trọng vấn đề an ninh là mối quan tâm tối cao, chứ không phải là phát triển điện hạt nhân. Nhiều ví dụ quốc tế đã cho thấy, một cơ quan quan tâm đến lợi ích kinh tế của cơ quan đó, hoặc quan tâm đến việc nghiên cứu, sẽ ủng hộ điện hạt nhân, và có khả năng là đánh giá thấp chi phí liên quan và nguy cơ của một nhà máy điêṇ haṭ nhân, măṭ khác laị đánh giá quá cao lợi ích của năng lượng hạt nhân.
Đối với các chủ đề nhạy cảm cao như điện hạt nhân, tính minh bạch của chính phủ đối với công chúng là tối quan trọng, đảm bảo thông tin đầy đủ cho người dân ở khu vực lân cận và tốt nhất là người dân được tham gia vào quá trình ra quyết định. Nhiều trường hơp̣ trên thế giới cho thấy, nếu các cơ quan nhà nước không chia sẻ đầy đủ và rõ ràng các thông tin liên quan đến điện hạt nhân, niềm tin củ a người dân vào các cơ quan đó rất dễ bị lung lay. Các chiến dịch thông tin cho người dân sống ở gần các cơ sở hạt nhân cũng cần đươc̣ quan tâm đăc̣ biêt, bao gồ m các nhà máy điện hạt nhân, khu chôn lấp/lưu trữ chất thải hạt nhân, tuyến đường vận chuyển nhiên liệu và chất thải hạt nhân. Cần thông báo cho họ các nguy cơ tiềm ẩn, và các kế hoạch ứ ng phó khi có sự cố . Các mô hình thành công cho thấy, chú ng ta sẽ đươc̣ người dân tin tưở ng hơn nếu họ được tham gia vào quá trình ra quyết định.
Trước khi quyết đinh về viêc̣ sản xuất điện hạt nhân, chính phủ và các nhà đầu tư cần phải đảm bảo môṭ nguồn tài chính ổ n đinh và đầy đủ . Thông thường, chính phủ sẽ cung cấp tài chính cho tất cả các bô ̣ ban ngành có nhiêṃ vu ̣ quản lý nhà nướ c trong ngành điêṇ haṭ nhân, cũng như tất cả các bướ c xây dưng và vâṇ hành môṭ nhà máy, từ khâu quy hoac̣ h, xây dựng, bảo trì và kiểm soát tất cả các cơ sở hạt nhân (bao gồm cả việc kiểm tra các địa điểm lưu trữ chất thải hạt nhân). Kể từ khi bắt đầu vận hành, nhà đầu tư năng lượng nên dành riêng môṭ khoản ngân quỹ để có thể đảm bảo chi trả tất cả các khoản chi phí trong toàn bô ̣ vòng đời của môṭ nhà máy điện hạt nhân, bao gồm việc tháo dỡ nhà máy, việc vận chuyển, chôn lấp và bảo quản chất thải hạt nhân qua nhiều thế kỷ. Các nguồn ngân quỹ này phải được bảo đảm trong trường hợp nhà đầu tư năng lượng mất khả năng thanh toán. Bất kể là chính phủ, nhà đầu tư năng lượng, hoặc cả hai, đều phải tính đến lãi phát sinh từ các khoản tín dụng quốc tế sử dung để xây dựng các nhà máy, đào tạo nhân viên, thông tin và kế hoạch khẩn cấp đối với công chúng, chi phí bảo hiểm cũng như viêc̣ đền bù thiêṭ haị trong trường hợp tai nạn. Tất cả đều phải được làm rõ trước khi đưa ra quyết định có tiń h chính trị về việc ủng hộ hoặc phản đối sản xuất điện hạt nhân.
Tuy nhiên, ngay cả khi đã ban hành các biện pháp quản lý ở tầm quốc gia, phát triển điện hạt nhân đồng nghĩa với việc phụ thuộc vào các quốc gia khác trong thời gian kéo dài tới nhiều thập kỷ. Các quốc gia như Việt Nam sẽ không thể tự mình kiểm soát toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất điện hạt nhân, và sẽ luôn luôn phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài để ho ̣ nhận và tái xử lý nhiên liệu hạt nhân hoặc để đào tạo các nhân viên làm việc tại các nhà máy điện hạt nhân.
2. Ảnh hưởng xã hội và môi trường
Việc đá nh giá những ả nh hưởng đến xã hội và môi trường toàn diện của điện hạt nhân phải được thưc̣ hiêṇ môṭ cá ch troṇ veṇ và cân nhắc đầy đủ trước khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Cần thực hiện đánh giá tác động ở cấp độ chiến lược để cân nhắ c các ảnh hưởng xã hội và môi trường trên toàn bộ vòng đời của điện hạt nhân (bao gồm các nhà máy điện, địa điểm lưu trữ chất thải, và các đường/tuyến vận chuyển) để quyết định có sử dụng điện hạt nhân hay không. Trong trường hợp quyết định ủng hộ điện hạt nhân, cần thực hiện đánh giá ảnh hưởng xã hội và môi trường toàn diện và các nghiên cứu khả thi đối với mỗi địa điểm, bao gồm cả tham vấn cộng đồng. Những đánh giá này phải bao gồm nghiên cứu đường cơ sở về sức khoẻ và môi trường. Những tác động đến nền kinh tế địa phương là một khía cạnh quan trọng trong các tác động xã hội. Phải đánh giá ảnh hưởng tiêu cực đối với nền sản xuất địa phương hiện thời và ảnh hưởng do tái định cư. Cần công khai kế hoạch quản lý tác động xã hội và môi trường đối với công chúng trước và có hiệu lực trong suốt vòng đời của nhà máy điện hạt nhân.
Cần phải thực hiện tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Cần có một cơ quan điều tiết hạt nhân độc lập tiến hành kiểm tra an toàn thường xuyên để ngăn ngừa tai nạn hoặc sự cố. Bắt buôc̣ tiến hành kiểm tra đinh kỳ sức khỏe cho công nhân và cộng đồng. Ngoài ra, cần phải liên tuc̣ kiểm tra và giám sát tác động đối với môi trường xung quanh và mức phóng xạ. Công dân có quyền tiếp cận thông tin giám sát nhằm đảm bảo tính minh bạch và an toàn. Phải áp dụng tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt đối với việc lựa chọn loại lò phản ứng – có kết hợp các nguyên tắc chăṭ chẽ đa dạng và có dự phòng đối với toàn bộ các phần của toà nhà và các công trình xây dựng khác.
Tất cả các cơ sở hạt nhân phải được đảm bảo an ninh trước nguy cơ có thể xảy ra các vụ tấn công khủng bố. Có thể có nguy cơ kép đối với a) các mạng lưới khủng bố quốc tế cướp nguyên liệu phóng xạ (có thể từ địa điểm lưu trữ chất thải hoặc trong quá trình vận chuyển) và sử dụng nó để làm “bom bẩn” và b) khủng bố cố gắng phá huỷ nhà máy điện hạt nhân, có thể bằng cách đâm máy bay vào lò phản ứng. Trên thực tế, thậm chí ngay cả các nhà máy điện hạt nhân kiên cố của Đức cũng không có khả năng phòng vệ nếu bị tấn công bằng máy bay.
Để làm viêc̣ taị các nhà máy điện hạt nhân, công nhân phải có trinh đô ̣nhấ t đinh và đươc̣ đào taọ bài bản, vì vâỵ , rất ít người dân địa phương có thể đươc̣ vào làm việc tại các nhà máy điện haṭ nhân. Thậm chí tại các quốc gia có trình độ giáo dục rất cao, việc đào tạo các nhân viên cho các nhà máy điện hạt nhân cũng kéo dài vài năm, do tiêu chuẩn an toàn cao. Và để đào taọ nhân công cho các nhà máy điêṇ haṭ nhân, cần thiết lập các cơ sở đào tạo (sử dung mô hình quản lý và lò phản ứng nghiên cứu, vv.) và đào tạo cho các giảng viên. Nếu các nhân viên được đào tạo ở nước ngoài, ví dụ tại Nga và Nhật Bản, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều hơn – và có thể dẫn đến các khó khăn do khác biệt ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy ở cả hai quốc gia. Cần phải làm rõ là sau một thời gian các nhà đầu tư sẽ rút ra và giao lại việc vận hành cho các cán bộ người Việt. Do trình độ giáo dục của người dân tại khu vực dự án có thể không cao, nên chỉ môṭ số ít người dân địa phương đươc̣ nhâṇ vào những nhà máy này.
Cần phê duyệt và công bố kế hoạch chuẩn bị và phòng ngừa các tai nạn, bao gồm kế hoạch khẩn cấp, kế hoạch di dời và khung bảo vệ bức xạ cho các nạn nhân. Phải có kế hoạch khẩn cấp bao gồm các giải pháp dự phòng đối với việc gián đoạn cung cấp năng lượng (cũng là để phòng ngừa tai nạn nghiêm trọng tại các nhà máy điện khác, nếu nhà máy hạt nhân đột ngột dừng nối lưới) cũng như các kế hoạch bảo vệ bức xạ. Cần phải đào tạo các nhân viên chuyên môn bên ngoài các cơ sở hạt nhân (như y tá và cứu hoả chuyên môn), và phải lưu trữ và thường xuyên thay thế thiết bị, vật tư khẩn cấp như i ốt. Các nhân viên và cộng đồng địa phương phải tham gia vào các buổi tập sơ tán và kế hoạch sơ tán phải được thông tin hiệu quả đến người dân địa phương. Những kế hoạch này phải xem xét thông qua việc rà soát các tai nạn trong quá khứ như Fukushima và Chernobyl. Việc liên tục theo dõi sức khoẻ của người dân và môi trường bị ảnh hưởng sau tai nạn là điều rất cần thiết.
Nếu xẩy ra tai nạn nghiêm trọng, cần đảm bảo đủ ngân sách để bồi thường và để phục hồi môi trường. Môṭ khi tai naṇ đã xảy ra, nó không chỉ ảnh hưởng đến cộng đồng xung quanh hoặc các công nhân đang làm viêc̣ taị đây mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế lớn hơn, đến sức khoẻ cộng đồng và đến hệ sinh thái. Ngoài viêc̣ cần kinh phí để xử lý sự cố và phuc̣ hồ i sau tai nạn, chi phí phát điện tăng cườ ng (hoăc̣ phải nhập khẩu điên), chi phí khử độc, chi phí đền bù – và cơ chê đền bù cần đươc̣ xây dưng từ trướ c đó bao gồm toàn bộ các chi phí sau: a) Đền bù cho các nhân viên của nhà máy điện, b) cho những ngườ i dân mất sinh kế vì phải di dời chẳng han, kiểm tra sức khỏe và điều trị (bao gồm cả các thế hệ tương lai), cho các tổn thất hoặc thương vong nghiêm trọng của các thành viên trong gia đình, cũng như c) cho các hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng, những ngành phải hạn chế hoặc dừng sản xuất. Trong toàn bộ quá trình lắp đặt điện hạt nhân, phải đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân và phải có hệ thống khiếu nại. Ở bất kỳ giai đoạn nào, an toàn của con người và môi trường phải được ưu tiên chứ không phải là chi phí hoặc các yếu tố kinh tế.
3. Chi phí vòng đời
Năng lượng hạt nhân yêu cầu chính phủ phải có cam kết tài chính rất lớn cho cả vòng đời của loại năng lượng này, điều này gây ra gánh nặng về tài chính chứ không phải mang lại lợi ích. Nhiều quốc gia không chọn đầu tư vào điện hạt nhân vì các lý do kinh tế, chứ không chỉ vì các lý do uy tín và an ninh. Bởi vì, chính phủ phải trợ giá rất nhiều cho sản xuất điện hạt nhân Các quốc gia không tạo được toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất hạt nhân (phát triển công nghệ nhà máy, xây dựng lò phản ứng, đào tạo nhân viên, sản xuất và tái xử lý nhiên liệu, vv.) thậm chí sẽ càng có ít lợi ích kinh tế, và trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào sự hỗ trợ của nước ngoài.2 Nhưng ngay cả các quốc gia tiến bộ về công nghệ như Hoa Kỳ hay Đức, dù cũng đã cố gắng thiết lập toàn bộ chuỗi giá trị của ngành này, cũng đã mắc sai lầm khi đánh giá chi phí toàn vòng đời của năng lượng hạt nhân thấp hơn nhiều so với thực tế phải chi trả. Do vậy, hiện nay họ đang phải đối mặt với các gánh nặng về tài chính đối với ngân khố quốc gia và người nộp thuế. Quả thực, “chi phí đầu tư xây dựng”-chi phí phải bỏ ra cho tới lúc nhà máy điện hạt nhân đi vào sản xuất điện- đã bị đánh giá thấp, và các chi phí khác trong vòng đời hoạt động của nhà máy điện hạt nhân đã không được tính đến hoặc không được tính đến một cách đầy đủ. Đoạn dưới đây đầu tiên sẽ mô tả “toàn bộ chi phí thực cho công đoạn xây dựng” điển hình, và sau đó mô tả 12 loại chi phí thường không được tính hết.
Các công ty chào bán lò phản ứng báo giá “chi phí đầu tư xây dựng” chỉ là giá của lò phản ứng. Chi phí đầu tư xây dựng họ đưa ra chỉ là chi phí EPC bao gồm các chi phí thiết kế, mua vật tư thiết bị và xây lắp. Thực tế, chi phí đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân bao gồm chi phí EPC và các chi phí mà nước chủ nhà phải bỏ ra bao gồm chi phí sử dụng đất, cấp giấy phép, kiểm tra/giám sát, đào tạo, và quản lý dự án. Chi phí thực cho đầu tư xây dựng về cơ bản phải là những chi phí chi tiêu đến thời điểm vận hành lò phản ứng bao gồm: chuẩn bị mặt bằng, xây dựng nhà máy và đào tạo nhân lực. Ví dụ, hai lò phản ứng xây dựng ở Anh bởi EdF với nguồn tài chính của Trung Quốc tại Hinkley Point C được ước tính có tổng chi phí là 57 tỷ đô-la Mỹ, trong đó chi phí xây dựng là 22,3 tỷ đô-la Mỹ và chi phí tài chính ít nhất là 8 tỷ đô-la Mỹ. Như vậy, tổng chi phí thực xây dựng ước tính của dự án trên cao hơn 255% so với chi phí xây dựng mà nhà cung cấp đưa ra.
Cần phải nhấn mạnh rằng xây dựng nhà máy điện hạt nhân thường bị đội chi phí và thời gian xây dựng thường bị kéo dài. Có sự khác biệt lớn trong chi phí giữa dự toán ban đầu và giá trị quyết toán công trình. Ví dụ, Areva/Siemens đang xây dựng một nhà máy điện hạt nhân tại Olkiluoto, Phần Lan. Công trình khởi công năm 2005, nhưng dự án hiện vẫn chưa kết thúc quá trình xây dựng sau hơn 9 năm. Chi phí dự toán ở mức 3,6 tỷ đô Mỹ, nhưng cho đến nay đã tăng cao, ước tính là 9,5 tỷ đô Mỹ. Hiện nay các khách hàng đang trong cuộc chiến pháp lý trị giá tới 11 tỷ đô-la Mỹ do không đồng ý với việc chi phí đội lên quá cao và thời gian bị kéo dài. Ví dụ của Olkiluoto là trường hợp điển hình trong ngành công nghiệp hạt nhân.
Để báo giá “đầu tư xây dựng” thấp, các công ty chào bán thường đưa ra các mẫu lò phản ứng hạt nhân rẻ hơn, do đó tiềm ẩn các nguy cơ về an ninh, khi ước tính thấp các chi phí đầu tư tương lai. Các mẫu lò phản ứng rẻ hơn thường không đạt tiêu chuẩn an toàn liên quan tới nhiều hàng rào bảo vệ, tính đa dạng và hệ thống dự phòng. Ngoài ra, các loại lò phản ứng mới hơn có thể sản xuất năng lượng trong khoảng thời gian trên 60 năm – tuy nhiên, lò phản ứng càng cũ, thì tần suất phải tạm dừng để bảo trì và hiện đại hoá lại càng cao để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và môi trường mới nhất của quốc gia và quốc tế. Do các lò phản ứng thường phải tạm dừng trong vài tháng để vận hành, bảo dưỡng và nâng cấp, nên thường là sẽ kinh tế hơn cho các nhà cung cấp năng lượng tư nhân ngắt lò phản ứng mãi mãi sau một vài thập kỷ. Các mẫu lò phản ứng có chi phí xây dựng thấp hơn lúc đầu nhưng tính về lâu dài với cả vòng đời thường hoá ra lại đắt hơn, do chi phí bảo trì và hiện đại hoá cao hơn.
Chi phí thực cho “đầu tư xây dựng” không bao gồm 12 loại chi phí phát sinh trong vòng đời dự án mà ngân sách nhà nước phải chi trả, và được thu từ người sử dụng năng lượng và người đóng thuế. Như đã đề cập trong phần 1, chính phủ cần phải ban hành luật yêu cầu bắt buộc các nhà sản xuất cung cấp năng lượng phải thiết lập Quỹ để chi trả ít nhất một phần cho những chi phí phát sinh này.
Thứ nhất, chi phí để xây dựng và hoàn thiện khung chính sách. Chi phí này bao gồm những chi phí để thiết lập các cơ quan kiểm soát độc lập ở cấp quốc gia và các nhà kiểm toán chuyên nghiệp làm việc tại hiện trường, như đã đề cập trong phần 1.
Thứ hai, chi phí tài chính của dự án. Chi phí này là những thanh toán cho các khoản vay quốc tế và tiền lãi. Hầu hết các quốc gia xuất khẩu công nghệ hạt nhân (như Pháp, Nhật Bản hay Nga) hiện đang phải đối mặt với các khó khăn về kinh tế, và vì vậy không có khả năng đồng ý với các bản hợp đồng có lợi về kinh tế cho các quốc gia mua công nghệ. Ngoài ra, nên nhấn mạnh là có các khoản vay quốc tế để xây dựng lò phản ứng, nhưng không có các khoản vay quốc tế dành cho việc tháo dỡ hoặc lưu trữ chất thải, và chi phí dành cho những hoạt động này lớn hơn nhiều so với chi phí xây dựng.
Thứ ba, chi phí để mua nhiên liệu hạt nhân. Đặc biệt về điểm này, Việt Nam sẽ luôn phải phụ thuộc vào giá do các quốc gia xuất khẩu đặt ra. Các bản hợp đồng nên quy định quốc gia nào phải chi trả chi phí vận chuyển nhiên liệu đến Việt Nam, bao gồm tất cả các biện pháp an toàn cần thiết cho việc vận chuyển.
Thứ tư, chi phí để vận hành lò phản ứng trong suốt vòng đời của lò. Những chi phí này bao gồm chi phí cho thiết bị kỹ thuật cũng như nhân lực. Hợp đồng đầu tư nên quy định rõ những chi phí này sẽ do nhà đầu tư chi trả hay không, và trong trường hợp do nhà đầu tư chi trả, thì trong khoảng thời gian nào.
Thứ năm, chi phí để bảo trì và hiện đại hóa. Như đã chỉ ra ở bên trên, các lò phản ứng phải tạm dừng hoạt động trong vài tháng và sẽ phát sinh chi phí để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia bằng các giải pháp khác.
Thứ sáu, chi phí để đào tạo nhân sự có chuyên môn cho lò phản ứng và các cơ sở hạt nhân khác (như lưu trữ chất thải, vv.). Như đã đề cập trong phần 2, chỉ những người có chuyên môn thành thạo mới có khả năng làm việc được trong 10 năm đầu tiên khi bắt đầu phát triển điện hạt nhân.
Thứ bảy, chi phí cho việc chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp và truyền thông cho công chúng. Những chi phí này bao gồm chi phí để đào tạo nhân lực chuyên phụ trách xử lý và ứng phó với các tình huống khẩn cấp, chi phí để phát triển các kế hoạch ứng phó khẩn cấp cũng như thông báo cho công chúng và các nhà ra quyết định tại địa phương, như đã đề cập trong phần 2. Những chi phí này sẽ phát sinh ở tất cả các địa điểm hạt nhân (lò phản ứng, lưu trữ chất thải và đường vận chuyển nguyên liệu phóng xạ).
Thứ tám, chi phí để bảo hiểm cho các sự cố có thể xảy ra. Tuy nhiên không một công ty bảo hiểm nào trên thế giới có thể thanh toán đầy đủ các chi phí phát sinh do các tai nạn và chi phí đền bù như đã liệt kê trong phần 2.
Thứ chín, chi phí để đảm bảo an ninh cho các cơ sở hạt nhân khỏi các hoạt động khủng bố. Những chi phí này bao gồm chi phí để thiết lập chính sách và bảo vệ tất cả nguyên liệu hạt nhân khỏi bị mất cắp, hoặc đảm bảm an ninh cho các cơ sở hạt nhân khỏi các cuộc tấn công có thể xảy ra (tuy nhiên điều này không hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật đối với hầu hết các lò phản ứng hiện nay).
Thứ mười, các chi phí để tháo dỡ lò phản ứng, chi phí này tương ứng với chi phí xây dựng. Không giống tuốc bin gió hoặc nhà máy điện than, các thiết bị của lò phản ứng hạt nhân có chứa phóng xạ, do đó không thể bán hoặc tái chế mà phải được tháo dỡ cẩn thận (thường là dung rô bốt để thảo dỡ vì hoạt động đó quá nguy hiểm cho con người), và được lưu trữ dưới dạng rác thải hạt nhân.
Thứ mười một, có chi phí để vận chuyển vật liệu nhiễm phóng xạ hạt nhân đến nơi lưu trữ chất thải. Chất thải hạt nhân phải được vận chuyển bằng “xe đặc chủng” và chứa trong các thùng chuyên dụng đặc biệt “castor”, do đó cần phải có sẵn cơ sở hạ tầng cần thiết (đường bộ và đường tàu hỏa an toàn).
Thứ mười hai, chi phí để lưu trữ chất thải hạt nhân trong hơn 200.000 năm. Hiện vẫn chưa có khu chứa chất thải hạt nhân hoạt độ cao dài hạn nào ở trên toàn thế giới. Có một số khu chứa chất thải hạt nhân hoạt độ trung bình và hoạt độ thấp, tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp là tiêu tốn nhiều tiền của hơn so với dự toán trước đó. Thậm chí chất thải hoạt độ thấp phải được cách ly khỏi môi trường trong hàng trăm năm.
Tất cả những chi phí trên sẽ phát sinh trong quá trình vận hành an toàn lò phản ứng, nghĩa là sẽ có nhiều chi phí cao hơn đáng kể trong trường hợp xảy ra tai nạn nghiêm trọng. Nếu xảy ra tai nạn hoặc sự cố gây thiệt hại, chi phí để làm sạch và phục hồi sẽ rất lớn. Ước tính chi phí làm sạch của tai nạn Fukushima hiện nay là 13,5 trăm tỷ Yên (= 131 tỷ đô Mỹ). Trong bối cảnh như vậy, rất khó để tính toán giá thực tế cho mỗi kWh điện hạt nhân, chi phí chỉ có thể tính được sau khi đóng cửa nhà máy điện cuối cùng (để biết được có bất kỳ sự cố nghiêm trọng nào xảy ra không), và sau khi bức xạ nguyên liệu hạt nhân phân rã (sau 200.000 năm). Đây là tính toán rất khác so với chi phí vận hành nhà máy điện than (mặc dù, trong trường hợp này, chi phí ảnh hưởng xã hội và môi trường, và các chi phí phát sinh do biến đổi khí hậu chỉ có thể ước tính tương đối). Và đặc biệt khác với chi phí cho năng lượng tái tạo, loại năng lượng không để lại chất thải gây tốn kém và nguyên liệu xây dựng (như xi măng và kim loại) có thể tái chế dễ dàng.
4. Các biện pháp thay thế cho Việt Nam
Đã đến lúc Việt Nam phải cân nhắc đến các giải pháp năng lượng thay thế nếu nhìn vào những rủi ro và bất lợi của năng lượng hạt nhân tính đến thời điểm hiện tại. Vậy nguồn năng lượng nào có thể là lựa chọn thay thế hợp lý cho năng lượng hạt nhân ở Việt Nam?
Các lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới không phải là lựa chọn thay thế. Một số chuyên gia về năng lượng hạt nhân khẳng định rằng loạt lò phản ứng hạt nhân mới (3 cộng và 4) là an toàn và có thể giải quyết được các thiếu sót của các loại lò phản ứng hạt nhân cũ (1, 2 và 3). Tuy nhiên, việc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân 3 cộng vẫn còn bị trì hoãn do các lý do về kỹ thuật ở Phần Lan và Mỹ. Và cho tới hiện nay, vẫn chưa có một nhà máy hạt nhân thế hệ 4 nào ra đời, và công nghệ này nhiều khả năng sẽ chỉ có thể đưa vào thương mại hóa sớm nhất vào những năm 2030.
Điện than cũng không phải là một giải pháp. Khai thác và đốt than gây ra những tác động nghiêm trọng tới môi trường khiến ô nhiễm đất, nước và không khí. Điều này ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe của người dân cũng như toàn bộ nền kinh tế và hệ sinh thái. Tăng sản xuất điện từ đốt than cũng gây ra tăng phát thải khí nhà kính, tác động nghiêm trọng tới Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Thêm vào đó, nếu 2/3 lượng than cho sản xuất điện phụ thuộc vào nguồn than nhập khẩu sẽ dẫn đến mất tự chủ về kinh tế và đe dọa đến an ninh năng lượng.
Sau khi cân nhắc về những hạn chế của cả nhiệt điện than và điện hạt nhân thì nguồn năng lượng bền vững và rẻ nhất luôn luôn là nguồn năng lượng không đòi hỏi phải sản xuất tức là các giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng Việt Nam có tiềm năng lớn để tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả năng lượng. Đồng thời dự báo nhu cầu điện hiện được đánh gia là thiên cao hơn nhiều so với thực tế nhu cầu thực của nền kinh tế. Vì thế, dự báo nhu cầu điện sát thực tế là yêu cầu rất cần thiết để tránh lãng phí nguồn đầu tư vào việc xây dựng các nhà máy năng lượng mới và gây tổn hại đến môi trường. Theo những nghiên cứu gần đây, Việt Nam có thể giảm được 208 tỉ kWh vào năm 2030 so với quy hoạch điện 7 nếu có những biện pháp quản lý hiệu quả năng lượng, kết hợp với các dự báo nhu cầu năng lượng sát thực tế. Quản lý nhu cầu có thể giúp cắt giảm 30.000 đến 42.000 MW tổng công suất lắp đặt, trong đó bao gồm 20.000 – 32.000 MW công suất lắp đặt điện than và 10.000 MW điện hạt nhân vào năm 2030, trong khi vẫn hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu. Giải pháp này đồng thời giúp tiết kiệm tới 45 – 50 tỷ đô-la Mỹ đáng lẽ phải dành cho việc xây dựng các nhà máy năng lượng mới. Thêm vào đó, tái cấu trúc mô hình phát triển theo tăng trưởng các-bon thấp góp phần không nhỏ giúp tăng khả năng thành công của các biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, năng lượng tái tạo là lựa chọn khả thi tốt nhất cho Việt Nam. Với các ưu điểm về tính khả thi của công nghệ, lợi ích kinh tế và dễ dàng tiếp cận nguồn tài chính, việc sản xuất điện từ năng lượng tái tạo đang bùng nổ trên toàn thế giới một vài năm gần đây. So với điện than và điện hạt nhân, điện năng lượng tái tạo mang lại 9 lợi ích cho Việt Nam.
Thứ nhất, do có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo từ mặt trời, sinh khối, và gió với công suất trung bình 37,818 MW4, gần tương đương với công suất hiện tại của hệ thống năng lương, Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động được nguồn năng lượng trong nước, thoát khỏi việc bị phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia thậm chí cả khi không có gió và ánh sáng mặt trời thì năng lượng vẫn được cung cấp đủ nhờ những tiến bộ trong công nghệ lưu trữ điện. Thứ hai, năng lượng tái tạo là một công nghệ tiến bộ, ít rủi ro, tai nạn. Thứ ba, năng lượng tái tạo ít gây ra tác động xấu đến môi trường và sinh kế của người dân. Thứ tư, những công nghệ này tương đối đơn giản, nên có thể tạo ra nhiều việc làm mới cho những lao động có trình độ thấp ở vùng nông thôn, cũng như những lao động làm quản lý và các công việc liên quan đến sản xuất, lắp đặt và bảo trì hệ thống. Ví dụ, ở Đức, từ năm 2000, ngành năng lượng tái tạo tạo ra rất nhiều công việc ổn định, với khoảng 380.000 công việc so với 38.000 công việc trong ngành hạt nhân. Thứ năm, vì đây là công nghệ không phức tạp, nhà máy điện năng lượng tái tạo có thể đưa vào vận hành nhanh hơn năng lượng than hay hạt nhân, vì thời gian xây dựng chỉ mất khoảng hai năm. Thứ sáu, phát triển công nghệ này có thể giúp tạo ra chuỗi giá trị và ngành công nghiệp nội địa đồng thời phát triển các khu vực nông thôn, lồng ghép được với các mục tiêu phát triển nông thôn mới và chiến lược tăng trưởng xanh. Thứ bảy, kinh nghiệm từ các quốc gia khác cho thấy với các chính sách đúng đắn, năng lượng tái tạo đã thu hút được nhiều đầu tư đến từ các khu vực tư nhân hơn, trong khi năng lượng hạt nhân đỏi hỏi nguồn đầu tư chủ yếu là từ nhà nước và trong một thời gian dài. Thứ tám, chi phí cho sản xuất năng lượng mặt trời và năng lượng gió trên thế giới có xu thế giảm mạnh (chi phí quy dẫn- chi phí sản xuất- của 1 kWh điện năng lượng mặt trời đã giảm khoảng 60% từ năm 2008, mới đây ở Dubai chỉ còn khoảng 3 cent Mỹ/1kWh), đây là cơ hội lớn giúp Việt Nam thực hiện đổi hướng đầu tư sang năng lượng tái tạo. Thứ chín, năng lượng tái tạo là một giải pháp hiệu quả để cắt giảm khí thải, đóng góp nỗ lực với bạn bè năm châu thực hiện Hiệp định Paris 2015 để bảo vệ hành tinh. Tóm lại, năng lượng tái tạo mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, và con người, nguồn năng lượng sạch này chỉ còn chờ quyết tâm chính trị mạnh mẽ hơn để có thể cất cánh phát triển.
5. Kết luận và kiến nghị
Tổng kết lại, những bất lợi của điện hạt nhân lớn hơn các lợi ích nó mang lại, đặc biệt khi một số lợi ích được đưa ra không thực sự đúng. Lợi thế dễ nhìn thấy của điện hạt nhân là hiệu suất cao, không tốn nhiều diện tích khi tính lượng điện được sản xuất tương ứng trên đơn vị diện tích sử dụng (không tính đến diện tích để lưu trữ rác thải hạt nhân). Tuy nhiên, nếu tính đến các rủi ro và bất lợi kể trên thì rõ ràng điện hạt nhân không có nhiều ưu điểm như những người ủng hộ nó vẫn nhấn mạnh.
Tăng sản xuất điện hạt nhân không giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu. Do việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tốn rất nhiều năm (trung bình 10 năm) trong khi không còn nhiều thời gian để giới hạn nhiệt độ toàn cầu tăng thêm không quá 1,5oC, nỗ lực tăng sản xuất điện hạt nhân để cứu hành tinh sẽ trở thành những nỗ lực muộn màng. Hơn thế nữa, theo một nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAE), điện hạt nhân chỉ có thể đóng góp 6% trong tổng lượng khí thải toàn cầu phải cắt giảm tính đến năm 2050.
Điện hạt nhân không giúp đảm bảo an ninh năng lượng. Do các yếu tố kỹ thuật phức tạp, các nhà máy năng lượng hạt nhân thường xảy ra lỗi và sai sót. Thậm chí nếu không có vấn đề gì xảy ra trong một thời gian dài, các lò phản ứng vẫn phải dừng để bảo trì định kỳ, hoặc tái xây dựng từng phần để đảm bảo các quy định về an toàn mới. Trong thời gian tạm dừng, có thể kéo dài nhiều tháng, vẫn cần phải đảm bảo độ ổn định của lưới điện và phải sản xuất các nguồn năng lượng thay thế khác.
Điện hạt nhân không phải là một tiến bộ công nghệ. Rất ít các cải tiến trong lĩnh vực khoa học công nghệ bắt nguồn từ điện hạt nhân. Ngược lại chi phí để sản xuất và nghiên cứu về điện hạt nhân có thể được sử dụng cho các lĩnh vực khoa học khác hiệu quả hơn. Tương lai không còn là của điện hạt nhân mà của năng lượng tái tạo.
Ngoài các bất lợi của điện hạt nhân như đã nói ở trên, tính cấp thiết đối với phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam vẫn còn là một câu hỏi. Quyết định chọn phát triển điện hạt nhân của rất nhiều nước (như Nam Phi hay Đức) là do dự báo nhu cầu năng lượng trong tương lai cao, nhưng trên thực tế kết quả bị thổi phồng quá mức, do họ đã không tính đến tiềm năng của việc sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Ở Việt Nam, nhu cầu về sản xuất điện hạt nhân đã giảm rõ rệt thể hiện trong Quy hoạch điện 7 điều chỉnh. Tuy nhiên, việc có xây nhà máy điện hạt nhân hay không vẫn còn đang chờ quyết định. Cho dù chỉ xây dựng một nhà máy điện hạt nhân, tất cả các giải pháp về thể chế và cơ sở hạ tầng như đã đề cập ở trên (từ việc xây dựng mới Luật tới cơ quan quản lý độc lập, cho tới kế hoạch di dời cho cộng đồng cũng như nơi lưu trữ an toàn chất thải hạt nhân) vẫn cần phải được thiết lập. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra là liệu sản xuất điện hạt nhân có thực sự là một đầu tư xứng đáng, có thể bù đắp cho các phí tổn phải bỏ ra để quản lý nó nhất là khi nguồn năng lượng này chỉ chiếm một phần nhỏ trong nhu cầu điện quốc gia (ít hơn 4% hệ thống năng lượng quốc gia).
Nhóm tác giả:
Ông Klaus-Peter Dehde | Thị trưởng vùng Elbtaue; nguyên đại diện của Đảng Dân chủ xã hội Đức về các vấn đề năng lượng và hạt nhân tại Quốc hội vùng Niedersachsen, Chủ tịch Ủy ban về Môi trường
Bà Kanna Mitsuta | Chương trình Năng lượng và Hạt nhân, Tổ chức Những người bạn Trái đất – Nhật Bản
TS. David Fig | Chủ tịch Biowatch Nam Phi, chuyên gia năng lượng nguyên tử
Bà Ngụy Thị Khanh | Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID
Thông tin liên hệ:
Bà Ngụy Thị Khanh | Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID)
Tel: (+84) 4 3795 6372, Mob: (+84) 912 713 299
Email: ntkhanh@greenidvietnam.org.vn
Bản quyền thuộc về GreenID và Viện FES tại Việt Nam, 2016
Tải báo cáo đầy đủ theo link dưới đây