Cho đến gần đây, sự phát triển năng lượng tái tạo, hay còn gọi là năng lượng xanh không được chú ý nhiều ở Nga.
Nguyên nhân gây ra điều này, trước hết là do Nga có nguồn dự trữ năng lượng truyền thống rất lớn. Nhưng trong những năm gần đây tình hình bắt đầu thay đổi một cách đáng chú ý.
Hiện nay, khoảng một nửa lượng điện tiêu thụ trên đảo Iturup – một trong những đảo của quần đảo Kuril – là nguồn năng lượng có tính chất địa nhiệt. Năng lượng trái đất ở vùng này tràn ngập khắp nơi. Ngày càng có nhiều năng lượng mặt trời được sử dụng. Điều này có vẻ ngạc nhiên, nhưng phải biết là hiệu quả năng lượng mặt trời ở phía bắc Nga là cao nhất, tại địa phương có một số làng hoàn toàn sử dụng nguồn năng lượng này, có nhiều kinh nghiệm đã đạt được trong lĩnh vực thủy điện và phong điện. Năng lượng sinh học – một trong những lĩnh vực non trẻ nhất, nhưng đồng thời là lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên cũng có mặt tại Nga.
![]() |
© Photo: RIA Novosti/Sergey Krasnouhov Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2014_09_04/276858760/ |
Yêu cầu mới về môi trường, mong muốn nâng cao hiệu quả năng lượng của nền kinh tế, logic hợp tác quốc tế – những điều này và mối quan tâm khác đã tăng cường nỗ lực để tạo ra năng lượng “xanh” hơn nữa. Việc Nga gia nhập Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (International Renewable Energy Agency, IRENA) sẽ mang lại hơi thở mới cho quá trình này.
Cơ quan này được thành lập năm 2009 theo sáng kiến của Đức. Cho đến nay, tổ chức có 131 nước thành viên. Ngoài ra, 37 quốc gia đã ký nhưng chưa phê chuẩn hiệp ước thành viên. Trong khi đó, lợi ích của các thành viên trong IRENA là tổ chức tạo điều kiện tiếp cận hầu như tất cả thông tin và các dữ liệu kỹ thuật về năng lượng tái tạo.
Đối với Nga, gia nhập vào tổ chức này cho phép Nga tiếp cận với thực tế hiện tại của việc giới thiệu và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (RES) và những kết quả nghiên cứu gần đây. Ngoài ra, nó sẽ cho phép Nga tham gia vào sự phát triển các tiêu chuẩn quốc tế và ảnh hưởng đến sự phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới.
Tỷ lệ năng lượng tái tạo trên thế giới đang tăng lên hàng năm: năm 2013 chiếm khoảng 21% lượng tiêu thụ năng lượng trên thế giới đã được đáp ứng bởi các nguồn năng lượng tái tạo. Đến năm 2020, một loạt các nước sẽ tăng đáng thị phần năng lượng tái tạo: EU – lên đến 30%, Trung Quốc – lên đến 15%, Ai Cập – lên đến 20%. Theo tính toán của các nhà môi trường, khối lượng các nguồn năng lượng tái tạo và công nghệ hiện nay hoàn toàn có thể phục vụ nhân loại với năng lượng cần thiết. Tuy nhiên, các tính toán lý thuyết không phải luôn luôn trùng khớp với thực tế. Và không phải tất cả các công nghệ là khả thi về mặt kinh tế. Vì vậy, để đánh giá tính khả thi của năng lượng tái tạo người ta sử dụng khái niệm tiềm năng kinh tế. Theo tính toán của tổ chức Greenpeace, tại Nga, tiềm năng kinh tế của năng lượng tái tạo là khoảng 25%. Nói cách khác, khoảng ¼ tất cả các năng lượng cần thiết có thể được sản xuất từ các nguồn tái tạo có thể tiếp cận về mặt kinh tế. Điều quan trọng bây giờ là thể hiện ý chí chính trị và đảm bảo sự hỗ trợ của nhà nước trong năng lượng thay thế.
Nguồn: http://vietnamese.ruvr.ru/2014_09_04/276858760/ (Đài tiếng nói nước Nga)