Solarlab lắp đặt dàn pin mặt trời nối lưới công suất 50kWp

Theo thông tin từ Redsun, và Phòng Công nghệ năng lượng mặt trời (Solarlab) thuộc Viện Vật lý Tp.HCM, một dàn pin mặt trời công suất 50kWp đang được lắp đặt tại tòa nhà Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐH Quốc Gia Tp.HCM, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Như vậy công trình này đứng trong top 10 các công trình điện mặt trời công suất lớn ở Việt Nam.

Hệ thống sử dụng công nghệ SIPV hòa lưới thông minh phù hợp với điều kiện mạng lưới điện quốc gia Việt Nam. Cấu hình chi tiết của hệ thống được mô tả trong bảng bên dưới.

Stt
Tên thiết bị
Số lượng
1
Solar panel 190 Wp
264
2
Sunny Mini Center 7000HV (SMC 7000HV)
6
3
Sunny Island 5048 (SI 5048)
6
4
Tủ kết nối MC-Box-6
1
5
Sunny Webbox
1
6
Bat Fuse B.03
2
7
Máy phát điện KOHLER KD44-DEC-1000 (44 KVA)
1
8
Accu 2V/1500Ah
96
Ảnh dàn pin 50kWp trên mái nhà viện MT&TN, Đại học Quốc Gia Tp.HCM


Sơ đồ kết nối hệ thống dàn pin mặt trời nối lưới. Ảnh: Solarlab

Nguyên lý hoạt động

  • Ban ngày hệ thống Solar panel hấp thu bức xạ năng lượng mặt trời và chuyển thành điện năng (điện 1 chiều DC).Toàn bộ điện năng này được biến đổi thành điện xoay chiều 3 pha và trực tiếp hòa vào mạng lưới điện quốc gia thông qua các máy Sunny Mini Center 7000HV cung cấp nguồn điện cho hệ thống tải sử dụng, đồng thời nạp điện cho hệ ắcquy thông qua các máy Sunny Island 5048. Khi nguồn điện lưới bị mất, điện năng tạo ra từ hệ solar panel sẽ hòa vào nguồn điện xoay chiều tạo ra từ các máy sunny Island 5048 và tự động cách li với nguồn điện lưới quốc gia đảm bảo an toàn lưới điện.
  • Ban đêm các máy Sunny Island 5048 sẽ chuyền đổi điện 48VDC từ hệ ắcquy thành nguồn điện xoay chiều 3 pha hòa cùng nguồn điện lưới cung cấp cho tải sử dụng. Khi nguồn điện lưới bị mất và đồng thời nguồn từ ắc hệ acquy cạn thì máy phát điện sẽ tự khởi động để cung cấp nguồn điện cho tải sử dụng.

Hàng năm, hệ thống sẽ sản xuất trung bình hơn 70 MWh điện năng hòa vào hệ thống điện tòa nhà Viện đồng thời có khả năng back up dự phòng cho hệ thống tải ưu tiên công suất 30KW hoạt động liên tục hơn 8 giờ, góp phần giảm thiểu lượng khí thải nhà kính hơn 50 tấn/năm.

Ngoài hiệu quả vể kinh tế và môi trường, với vị trí tại trung tâm làng Đại Học Quốc Gia dự án còn mang ý nghĩa lớn trong việc tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đến hàng vạn cán bộ, sinh viên làm việc và học tập tại ĐHQG TP HCM.

Theo kế hoạch, dự án sẽ lắp đặt, thi công hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2013.

Để lại một bình luận