The Fourth Revolution: Energy, còn được biết đến như Die 4. Revolution – Energy Autonomy, (tam dịch: Cuộc cách mạng thứ 4: Tự chủ Năng lượng), là một bộ phim tài liệu của Đức, được sản xuất năm 2010 bởi đạo diễn Carl-A. Fechner.
Bộ phim đưa ra một viễn cảnh về xã hội toàn cầu, nơi cuộc sống diễn ra trên một thế giới với 100% năng lượng được cung cấp từ các nguồn năng lượng tái tạo, cùng với yêu cầu tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, nhằm đạt được mục tiêu này.
Sau cuộc cách mạng Nông nghiệp, Công nghiệp rồi Công nghệ thông tin, giờ đây là thời điểm của cuộc cách mạng thứ tư: Cách mạng Năng lượng!
Bộ phim đã cho thấy thông qua sự tự chủ về năng lượng, chúng ta có thể tác động một cách tích cực lên sự cân bằng quyền lực và phân bổ tư bản cân bằng hơn, chúng ta chỉ cần làm điều đó. Điều này không còn là một giấc mơ xa vời, mà ngày càng nhanh chóng trở thành hiện thực, bởi vì Fechner trình bày những ví dụ thực tế, các dự án điểm và các công việc hàng ngày của những quán quân “xanh” trên khắp hành tinh. Ví dụ, khán giả có thể xem những mẫu nhà hiệu quả năng lượng nhất thế giới ở Đức. Một tòa nhà sản xuất nhiều năng lượng hơn mức mà nó tiêu thụ. Khán giả cũng sẽ được xem năng lượng tái tạo giúp duy trì sự sống của các gia đình nghèo ở Mali, Băng-la-đét, hoặc các khái niệm năng lượng tái tạo đã bắt đầu cách mạng hóa hành công nghiệp xe hơi và khuyến khích các cách thức di chuyển khác nhau ra sao.
Bộ phim được sản xuất trong vòng 4 năm và được tài trợ bởi các đơn vị tình nguyện. Các phần của phim được quay tại 10 nước khác nhau, trình chiếu các dự án tiên phong hiện tại ở các nền văn hóa khác nhau: từ tầm nhìn của nhà Nobel Hòa Bình, Muhammed Yunus và quỹ tín dụng vi mô của ông, cho tới tầm nhìn của Hermann Scheers, người được giải thưởng Right Livelihood Award, tới các doanh nghiệp đã nỗ lực hết mình để biến những tầm nhìn này thành hiện thực. Bộ phim bắt đầu công chiếu ở Đức từ 18/3/2010, chiếu ở Liên hoan phim Xanh Francisco ở Mỹ vào tháng 3 năm 2011.
Trong đoạn video trailer này, cuộc cách mạng về sở hữu tư bản của các nguồn tài nguyên năng lượng được nhấn mạnh. Hermann Scheer nói rằng “thay vì một vài người sở hữu, chúng ta sẽ có hàng trăm ngàn…” và “cung cấp năng lượng sẽ đạt được sự dân chủ hóa”. Bộ phim đại diện cho quan điểm của Hermann Scheer trước khi ông đột ngột qua đời vào tháng 10 năm 2010.
Các tư tưởng này của ông cũng được đề cập cụ thể trong cuốn “Energy Autonomy, The Economic, Social and Technological Case for Renewable Energy” do nhà xuất bản Earthscan/James & James phát hành năm 2006.
(Tham khảo video Hermann Scheer thuyết trình về cuốn này trên YouTube)
Thư viện DEVI hiện có lưu trữ cuốn sách này. Các bạn muốn tham khảo, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại info(at)devi-renewable.com