Ưu, nhược điểm của điện hạt nhân

Từ các cuộc thảo luận hiện nay về vấn đề làm thế nào để hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể được ngăn chặn tốt hơn, hay ít nhất là được giảm nhẹ đến mức tối thiểu, sự hồi sinh của điện hạt nhân dường như xuất hiện trong suy nghĩ của tất cả mọi người – hoặc ít nhất là của nhiều chính trị gia. Thật thú vị khi thấy rằng rất nhiều đề nghị đưa ra nhằm giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu chủ yếu tập trung vào những lợi thế của việc phát triển điện hạt nhân, mà hiếm khi đề cập tới những nhược điểm của chúng.
Hy vọng rằng, bản tóm tắt sau đây về các lập luận ủng hộ và phản đối năng lượng hạt nhân có thể lấp đầy thiếu sót này:

Ưu điểm của điện hạt nhân:

– Điện hạt nhân thải ra một lượng tương đối thấp khí cacbon điôxít (CO2). Phát thải khí nhà kính thấp do đó các nhà máy điện hạt nhân chỉ góp phần tương đối bé vào sự nóng lên toàn cầu.

– Đây là công nghệ sẵn có, không đòi hỏi phải nghiên cứu, phát triển nhiều.

– Có thể phát được một sản lượng điện cao chỉ với một nhà máy duy nhất.

Nhược điểm của điện hạt nhân:

– Chất thải phóng xạ vẫn còn là một vấn đề chưa được giải quyết. Chất thải từ năng lượng hạt nhân cực kỳ nguy hiểm và phải được bảo quản cẩn thận trong hàng ngàn năm (10.000 năm theo các tiêu chuẩn của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ).

– Rủi ro cao: Mặc dù có một tiêu chuẩn an toàn cao nói chung, nhưng các tai nạn vẫn có thể xảy ra. Việc xây dựng một nhà máy với độ an toàn 100% là không thể. Luôn luôn có một xác suất nhỏ sẽ xảy ra sự cố. Hậu quả của một tai nạn là có sức tàn phá tuyệt đối tới cả con người lẫn tự nhiên. Các nhà máy điện hạt nhân (và các hầm lưu trữ chất thải hạt nhân) càng được xây dựng nhiều, thì xác suất xảy ra các sự cố thảm khốc đâu đó trên thế giới càng cao.

– Nguồn nguyên liệu cho năng lượng hạt nhân là Uranium. Uranium là một nguồn tài nguyên khan hiếm, dự trữ Uranium ước tính chỉ đủ cho từ 30 đến 60 năm tới tùy thuộc vào nhu cầu thực tế.

– Khung thời gian cần thiết cho các thủ tục, lên kế hoạch và xây dựng một nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới là trong khoảng từ 20 – 30 năm tại các nền dân chủ phương Tây. Nói cách khác : Việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới trong một thời gian ngắn là một ảo tưởng.

– Các nhà máy điện hạt nhân cũng như chất thải hạt nhân có thể là mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công khủng bố. Không có nhà máy điện nguyên tử nào trên thế giới có thể trụ lại được với một cuộc tấn công tương tự như hôm 9/11 ở New York. Một hành động khủng bố như vậy có thể đem lại những tác động thảm khốc cho toàn thế giới.

– Trong quá trình vận hành các nhà máy điện hạt nhân, chúng thải ra một lượng chất thải phóng xạ, rồi lần lượt có thể được sử dụng cho sản xuất vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, bí quyết tương tự thường được dùng để thiết kế các nhà máy điện hạt nhân có thể dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân ở một mức độ nhất định nào đó (phổ biến vũ khí hạt nhân).

Nhà máy điện hạt nhân Areva Tricastin ở Bollene, phía nam nước Pháp.
Ảnh: Fred Dufour/AFP/Getty images

Năng lượng hạt nhân có phải là một nguồn năng lượng bền vững hay không ?

Có những lý do cho thấy điện hạt nhân không phải là nguồn năng lượng “xanh” và cũng không bền vững:
– Cả chất thải hạt nhân cũng như các nhà máy hạt nhân đã ngừng hoạt động đều để lại một “di vật” đe dọa tính mạng cho hàng trăm thế hệ tương lai. Điều này là hoàn toàn mâu thuẫn với tư duy về tính bền vững nếu các thế hệ tương lai phải đối phó với những chất thải nguy hiểm do các thế hệ trước để lại.

– Uranium, nguồn năng lượng cho điện hạt nhân, có sẵn trên trái đất chỉ với số lượng hạn chế. Uranium được “tiêu thụ’ (tức được chuyển đổi) trong quá trình hoạt động của nhà máy điện hạt nhân, do đó nó sẽ không sẵn có nữa cho thế hệ tương lai. Điều này lại mâu thuẫn với nguyên tắc phát triển bền vững.

Năng lượng hạt nhân có phải là một nguồn năng lượng tái tạo hay không ?

Năng lượng hạt nhân sử dụng Uranium làm nhiên liệu, đây là một nguồn tài nguyên khan hiếm. Dự trữ Uranium ước tính chỉ đủ cho từ 30 đến 60 năm tới tùy thuộc vào nhu cầu thực tế. Vì vậy, năng lượng hạt nhân không phải là một nguồn năng lượng tái tạo.

Bảng 1. Dự trữ Uranium trên thế giới

Nguồn: http://www.euronuclear.org/info/encyclopedia/u/uranium-reserves.htm

Kết luận

Từ những ưu và nhược điểm nêu trên của các nhà máy điện hạt nhân, có thể thấy rõ ràng rằng năng lượng hạt nhân không thể là giải pháp cho bất cứ vấn đề nào. Thậm chí tệ hơn, nguồn năng lượng này lại là nguồn gốc của nhiều vấn đề hơn nữa.

Chúng ta không còn được phép nhắm mắt trước những hậu quả mà chúng ta đang gây ra nữa. Bên cạnh những lý do về mặt luân lý, đạo đức và tôn giáo, thì ít nhất đó còn là yếu tố sống còn với loài người và do đó chúng ta cần phải đấu tranh cho một cuộc sống bền vững và nhận thức rõ điều này trong cuộc sống riêng của chúng ta. Đây là lúc để thay đổi!

Số lượng các nhà máy điện hạt nhân được xây dựng mới và ngừng hoạt động
trong giai đoạn 1954-2009

P/S: Mối quan tâm thực chất của ngành công nghiệp năng lượng với điện hạt nhân.

Nói chung, ngành công nghiệp điện năng đang ý thức được về những mặt hạn chế đáng kể của việc sản xuất điện hạt nhân. Tuy nhiên hiện nay thì ngành công nghiệp này đang bỏ ra một lượng lớn một cách đáng kịnh ngạc tiền bạc và thời gian nhằm vận động hành lang cho sự hồi sinh của năng lượng hạt nhân. Mối quan tâm chính của các chủ sở hữu các nhà máy điện hạt nhân hiện hành là làm cách nào để kéo dài tuổi thọ cho các nhà máy điện hạt nhân hiện có đó. Bởi vì các nhà máy này sẽ được phân bổ dần vào thời kỳ cuối của tuổi thọ trung bình theo kế hoạch ban đầu của họ, vì vậy nếu những nhà máy này vẫn còn hoạt động sau thời gian này sẽ có thể sinh ra các khoản lợi nhuận tài chính khổng lồ. Điều này có lợi hơn nhiều so với việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới.

Tuy nhiên, để vận hành các nhà máy điện hạt nhân lâu hơn so với kế hoạch ban đầu có thể khá nguy hiểm, vì bất kỳ nhà máy hay thiết bị kỹ thuật nào đều thường mang lại nhiều rắc rối hơn vào khoảng thời kỳ cuối của tuổi thọ trung bình theo kế hoạch của nó.

Phan Dung tổng hợp theo: timeforchange.org

Để lại một bình luận