Tình hình triển khai các dự án điện gió tại Bình Thuận tính đến tháng 3/2017

Chiều 16/3, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lương Văn Hải đã chủ trì buổi làm việc nghe báo cáo tình hình thực hiện các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 19 dự án điện gió với tổng công suất đăng ký đầu tư 1.192,5 MW được UBND chấp thuận chủ trương khảo sát, nghiên cứu và cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư. Trong 19 dự án, có 05 dự án đã được UBND cấp Giấy chứng nhận đầu tư với diện tích 186,9 ha, tổng công suất 236 MW; 11 dự án đang hoàn chỉnh hồ sơ theo góp ý của các Sở, ngành, địa phương trình xin phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư với diện tích 8.862 ha, tổng công suất 706,5 MW, thu hồi 01 chủ trương khảo sát với công suất 100 MW (IMPSA); 03 dự án đang trong giai đoạn khảo sát lập hồ sơ dự án đầu tư với tổng công suất dự kiến 150 MW. Đối chiếu với các vị trí“Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 4715/QĐ-BCT ngày 16/8/2012, hiện nay đã lấp đầy với tổng diện tích 11.825,9 ha.

Đến nay, đã có 03 dự án đi vào hoạt động với tổng công suất 60 MW đã hòan thành, phát điện, đó là dự án Phong điện 1 – Bình Thuận (giai đoạn 1 – 30MW), dự án điện gió đảo Phú Quý (6MW), dự án điện gió Thuận Bình (giai đoạn 1- 24MW). Dự án điện gió Thuận Thiên Phong đang triển khai thi công. Đa số các dự án còn lại đều triển khai chậm tiến độ so với yêu cầu của UBND tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực của một số nhà đầu tư còn hạn chế vềchuyên môn và năng lực tài chính. Việc giải quyết về chồng lấn giữa các khu vực Quy hoạch phát triển điện gió của tỉnh với ranh giới điều tra và vùng quy hoạch dự trữ khoáng sản titan trong tầng cát đỏ của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn chậm đã ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện của các dự án điện gió. Việc ban hành giá đất để áp giáđền bù của tỉnh còn chậm ảnh hưởng đến tiến độ cho thuê đất để triển khai dự án. Một số hộ dân có đất đền bù trong dự án, đi làm ăn xa và một số không phải là người địa phương nên việc tiếp cận để thỏa thuận đền bù gặp khó khăn. Các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước về điện gió chưa đủ mạnh để thu hút các nhà đầu tư tài chính trong và ngoài nước nên việc đàm phán, thu xếp nguồn vốn để thực hiện dự án gặp khó khăn, kéo dài. Giá mua điện còn thấp, khó thu hồi vốn, đối với những dự án có vốn đầu tư lớn, phải vay ngân hàng thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lương Văn Hải yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tưnhanh chóng rà soát lại các dự án điện gió đã đăng ký. Dự án nào chậm triển khai, phải nhanh chóng thu hồi. Các sởliên quan nhanh chóng triển khai thực hiện các công việc đã được giao tại cuộc họp./.

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2011-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Ngày 16/8/2012 Bộ Công Thương đã có Quyết định số 4715/QĐ-BCT về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với các nội dung: Đến năm 2020, tổng công suất lắp đặt đạt xấp xỉ 700 MW với sản lượng điện gió tương ứng 1.500 triệu kWh; đến năm 2030, dự kiến công suất lắp đặt tích luỹ đạt khoảng 2.500 MW với sản lượng điện gió tương ứng là 5.475 triệu kWh. Danh mục phát triển dự án điện gió giai đoạn đến năm 2020 có các dự án ở 4 khu vực như sau: 
Khu vực 1: Điện gió phong điện 1 – Bình Thuận 120 MW; Điện gió Phú Lạc 50 MW; Điện gió Phước Thể 28 MW; Điện gió Hòa Minh 14,5 MW. 
Khu vực 2: Điện gió Phan Rí Thành 30 MW; Điện gío Hòa Thắng 1.1 85,5MW; Điện gió Hoà Thắng 1.2 30MW; Điện gió Hòa Thắng 1.3 20MW; Điện gió Hòa Thắng 2 40MW; Điện gió Thuận Nhiên Phong 32 MW; Điện gió Hoà Thắng 4 30MW. 
Khu vực 3: Điện gió Hồng Phong 1 40MW; Điện gió Hồng Phong 2 20MW; Điện gió Thiện Nghiệp 40 MW.
Khu vực 4: Điện gió Tiến Thành 1 20MW; Điện gió Tiến Thành 2 15MW; Điện gió Tiến Thành 3 20MW; Điện gió Hàm Cường 1 15MW; Điện gió Hàm Cường 2 20MW; Điện gió Hàm Kiệm 1 15MW; Điện gió Hàm Kiệm 2 15MW.
Căn cứ tiến độ thực hiện các dự án điện gió trên, Bộ Công Thương dự kiến phương án đấu nối, quy mô, tiến độ xây dựng các hạng mục công trình đường dây và trạm biến áp chi tiết cho các dự án điện gió và giao cho EVN và Chủ dự án làm chủ đầu tư thực hiện xây dựng, để đấu nối các nhà máy điện gió giai đoạn đến năm 2020. 


Bản đồ qui hoạch điện gig Bình Thuận và cáo tỉnh phía Nam do GIZ thực hiện


Để lại một bình luận