Phần 3. Tổng hợp ý kiến đánh giá quyết định 11/2017/QĐ-TTg về Cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời

Nội dung dưới đây do Solar Hub và Baker Mckenzie tổng hợp. DEVI chia sẻ lại để cung cấp thêm thông tin cho những nhà làm chính sách và những người quan tâm. Bản gốc của tài liệu, vui lòng xem bản tiếng ViệtEnglish version

BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ 
QUYẾT ĐỊNH SỐ 11/2017/QĐ-TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (“Quyết Định 11”) 
VỀ CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM

Chương III – Cơ chế khuyến khích phát triển dự án điện mặt trời

Điều 9.1 “Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng
được sản xuất từ các dự án điện mặt trời; ưu tiên khai
thác toàn bộ công suất điện năng phát của các dự án
điện mặt trời đưa vào vận hành thương mại.”



Quy định này tuy nói chung đã có đưa ra trấn an nhưng có thể quy định này
không đạt được ý định của nó vì không đủ rõ ràng qua việc sử dụng từ “ưu
tiên”.
Dự án năng lượng tái tạo thường theo mô hình “nhận nếu được chuyển
giao” (take if delivered) yêu cầu bên mua điện phải tiếp nhận tất cả/toàn bộ
lượng điện năng phát ra từ dự án. Đây có thể sẽ là một hình thức ưu tiên, nhưng nên quy định rõ ràng ở đây để thể hiện cam kết của Nhà nước về
việc sử dụng năng lượng tái tạo so với năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch.

Điều 9.2 “Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ khi Bên bán
điện có đầy đủ hồ sơ và văn bản đề nghị bán điện, Bên
mua điện và Bên bán điện tiến hành ký kết hợp đồng mua
bán điện theo quy định.”
 



Thủ tục và các hồ sơ/tài liệu yêu cầu cần được nêu cụ thể hoặc được dẫn
chiếu đến các quy định có liên quan để rõ ràng. Ngoài ra, cần phải làm rõ
thủ tục này là thủ tục để chấp nhận chủ trương HĐMBĐ (để tiết kiệm thời
gian sau này ký chính thức với bên mua điện) hay để xin phê duyệt và ký
kết HĐMBĐ chính thức là một thỏa thuận có giá trị ràng buộc về mặt pháp
lý với bên mua điện. Nếu không làm rõ, điều này có thể tạo ra gánh nặng
hành chính không cần thiết đối với Bên bán điện.
Các vấn đề này nên được cân nhắc và làm rõ trong các thông tư / văn bản
hướng dẫn thi hành.

Điều 9.4 “Thời hạn của hợp đồng mua bán điện đối với các dự án
điện mặt trời là hai mươi (20) năm kể từ ngày vận hành
thương mại. Sau hai mươi (20) năm, hai bên có thể gia
hạn thời gian hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới theo quy
định của pháp luật hiện hành.”
 



Ngày kết thúc hợp đồng nên đủ xa trong tương lai để cho phép các nhà đầu
tư và các nhà tài trợ cho vay có thể thu hồi và bù đắp được các khoản vốn
đầu tư và các vốn cho vay của họ ở mức hợp lý và phù hợp. Vì công nghệ
là một yếu tố ảnh hưởng đến thời hạn hợp đồng, còn phụ thuộc vào việc rà
soát thêm từ khía cạnh công nghệ/kỹ thuật và thương mại, các thông tư /
văn bản hướng dẫn thi hành có thể cân nhắc liệu có nên đưa vào một thời
hạn dài hơn hay không, ví dụ như 25 năm.
Ngoài ra, việc gia hạn nêu trong Quyết Định 11 không giúp giảm chi phí
vốn đầu tư phải trả trước. Do đó, việc có gia hạn đó hay không là theo
mong muốn, chứ không nhất thiết phải có. Mặt khác, nên cân nhắc áp dụng
khái niệm “thời hạn bù thêm” để xử lý và giải quyết các tình huống, sự kiện
mà dự án bị đình chỉ hoặc trì hoãn vì các lý do vượt quá tầm kiểm soát của Bên bán điện (ví dụ, thời hạn sẽ được gia hạn trên cơ sở tính theo từng ngày
(một-ngày-đổi-một-ngày) cho tất cả các khoảng thời gian mà trong khoảng
thời gian đó, bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện nghĩa vụ của mình do
có sự kiện bất khả kháng, và được miễn trừ/giải tỏa khỏi các nghĩa vụ mà
bên đó phải thực hiện)

Điều 10.2 “Thuế nhập khẩu: “Dự án điện mặt trời được miễn thuế
nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố
định cho dự án; thực hiện theo quy định của pháp luật
hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với
hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất là nguyên liệu, vật
tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được.”

Các thông tư / văn bản hướng dẫn thi hành nên cân nhắc quy định cụ thể
hơn và xem xét bổ sung ưu đãi

Điều 10.3 “Thuế thu nhập doanh nghiệp: Việc miễn, giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp đối với dự án điện mặt trời được thực
hiện như đối với dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo
quy định của pháp luật hiện hành về thuế.”



Cụm từ “theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế” dẫn chiếu điều này
đến các luật về thuế, mà các luật đó có thể bị thay đổi trong từng thời kỳ,
mà Quyết Định 11 này không có quy định thêm bất kỳ ưu đãi bổ sung đặc
biệt nào về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các thông tư / văn bản hướng dẫn thi hành cần quy định cụ thể và xem xét
bổ sung thêm ưu đãi về thuế.


Điều/Khoản mới về
ưu đãi đầu tư
(không có trong quyết định 11)


Theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư (Phụ
lục 1, Điểm A.I.6), “sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch” (bao
gồm cả sản xuất điện mặt trời) được phân loại là ngành, nghề ĐẶC BIỆT
ưu đãi đầu tư (mà không phải là ngành, nghề ưu đãi đầu tư). Theo đó, nhà
đầu tư sẽ được giảm 50% số tiền ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư
theo Điều 27.6(b) của Nghị định 118/2015/NĐ-CP.
Trong các thông tư / văn bản hướng dẫn thi hành, ưu đãi về đầu tư như nêu
trên, và bất kỳ ưu đãi nào khác về đầu tư nên được cân nhắc bổ sung hướng
dẫn cụ thể.

Điều 11.1 “Các dự án điện mặt trời, công trình đường dây và trạm
biến áp để đấu nối với lưới điện được miễn, giảm tiền sử
Như đã đề cập ở trên, “sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch” (bao
gdụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước theo quy định
của pháp luật hiện hành áp dụng cho dự án thuộc lĩnh
vực ưu đãi đầu tư.”



Như đã đề cập ở trên, “sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch” (bao
gồm cả sản xuất điện mặt trời) được phân loại là ngành, nghề ĐẶC BIỆT ưu đãi đầu tư (mà không phải là ngành, nghề ưu đãi đầu tư). Các ưu đãi cụ
thể được quy định theo Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành luật
này (hiện tại là Nghị định 45/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định
135/2016/NĐ-CP).

Ngoài ra, đối với từ “lưới điện” như được gạch chân cần được làm rõ trong
các thông tư hướng dẫn thi hành là “lưới điện quốc gia” hay “lưới điện của
Bên mua điện” hay cả hai từ vì cả hai thuật ngữ này đều đã được sử dụng
trong giải thích từ ngữ “dự án điện mặt trời nối lưới” tại Điều 3.5 nêu trên.
Cùng với kiến nghị về việc bổ sung thêm quy định về mô hình Hợp đồng
Mua bán điện trực tiếp giữa các doanh nghiệp, khoản này cũng cần phải rõ
liệu ưu đãi này cũng sẽ áp dụng trong trường hợp Bên mua điện là tổ chức
hoặc cá nhân (không phải là EVN) thực hiện theo mô hình các doanh
nghiệp mua bán điện trực tiếp hay không

Điều 11.2 “Căn cứ vào quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tạo điều kiện thu xếp
quỹ đất để chủ đầu tư thực hiện các dự án điện mặt trời.
Việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được thực
hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai.” 

Cụm từ “tạo điều kiện thu xếp” không được rõ ràng; có phải nó có nghĩa là
một bảo đảm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hay không, hay là sự hỗ trợ cụ
thể nào thêm đối với điện mặt trời trên mức và vượt quá mức được quy
định trong các quy định pháp luật hiện có? Vì các thủ tục liên quan đến đất
đai thường mất nhiều thời gian và chi phí ngoài dự kiến, việc bảo đảm hoặc
hỗ trợ cụ thể của các Nhà nước có liên quan sẽ khuyến khích hơn sự đầu tư
và phát triển dự án điện mặt trời. Một quy định mạnh mẽ cho phép các cơ
quan hữu quan hỗ trợ thủ tục giải phóng mặt bằng và đền bù, bao gồm cả
thủ tục được thúc đẩy nhanh trong các trường hợp thích hợp, sẽ giúp ích
trong việc thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu của Quyết Định 11 này. Nội
dung này nên được cân nhắc hướng dẫn cụ thể trong các thông tư hướng
dẫn thi hành.


Các quy định cần
được bổ sung thêm
về các ưu đãi, bảo lãnh và bảo đảm khác
c
ủa Chính phủ



Quyết Định 11 đã có quy định hướng dẫn chung hữu ích về phát triển các
dự án và quy trình chấp thuận đối với các dự án điện mặt trời. Tuy nhiên,
Quyết Định 11 chưa có quy định về chính sách hỗ trợ cần thiết mà các nhà đầu tư thường mong muốn có, ví dụ
:

·        
Không có quy
định
nào về hình thức bảo
lãnh, bảo
đảm hoặc
hỗ trợ từ Chính
phủ
nhằm cải thiện
khả năng thanh toán của EVN, với
cách
bên mua điện duy nhất;
·      Không có quy
định
nào về bảo đảm doanh thu tối thiểu, hay chế thanh
toán bởi
EVN trong trường hợp chấm dứt trước thời hạn
Hợp
đồng Mua bán điện;
·        
Không có
chính sách
cụ thể để điều
chỉnh và xử lý các rủi ro do thay đổi
pháp luật,
thuế hoặc
chi phí;
·        
Không có quy
định
nào về bảo đảm thanh toán trong trường hợp “sự kiện bất
khả
kháng về
chính trị”; và
·        
Không có quy
định
nào thừa nhận
rõ ràng
về việc nhà máy điện được xem là đưa vào hoạt động được
nhận các khoản thanh toán mặc
nhiên nhất định từ EVN khi nhà máy điện
hoặc một phần của nhà máy điện đã sẵn sàng phát điện, nhưng do EVN không hoặc chưa
xây dựng
sở hạ tầng nối lưới hoặc
vì các nguyên nhân khác
mà EVN không thể nhận điện được
phát.
Cụ thể, Quyết Định 11
thiếu một số ưu đãi và bảo đảm cần thiết khác thường có trong chế
chính sách về ưu đãi việc
phát triển
điện mặt trời.
Một số các ưu đãi, bảo lãnh và bảo đảm được quy
định
trong Nghị định 15/2015/NĐ-CP áp dụng cho các dự án đối tác công-tư
(PPP), nhưng các ưu đãi, bảo lãnh và bảo đảm đó không
áp dụng cho mọi
dự án điện mặt
trời chỉ áp dụng
cho các
dự án được thực hiện
theo
hình thức PPP.
Tuy nhiên, các dự án điện mặt trời
nói riêng và các dự
án năng
lượng tái tạo nói chung thường được thực
hiện theo hình thức nhà phát
điện
độc lập/tư nhân
(IPP) chứ
không phải hình
thức PPP.
Do vậy, các nhà phát triển và nhà
tài trợ, cấp vốn cho các dự
án điện mặt trời sẽ không
thể
được hưởng các ưu đãi, bảo lãnh và bảo đảm bổ sung
được quy định cho
các dự
án PPP (ví
dụ, dự án nhiệt điện BOT), mặcngay cả các dự
án PPP hiện vẫn đang gặp những vấn
đề riêng nhất định.
Để khuyến khích
sự phát triển đầu tư vào dự án điện mặt trời và cải thiện tính khả
thi về mặt ngân
hàng
(đặc biệtđối với
các dự
án điện mặt trời
có quy mô
lớn (utility-scale)), những
hình thức
hỗ trợ được kiến
nghị
dưới đây cần được cân nhắc
để bổ sung vào các thông
hướng dẫn thi hành Quyết Định 11:
(a)
Bảo lãnh cho các nghĩa vụ của EVN với
cách là bên mua điện
Về vấn đề này,
Bên mua điện
phảimột tổ
chức có uy tín, đáng tin cậy, có lịch sử
hoàn thành các nghĩa vụ thực hiện và thanh toán của mình. Vì EVN một
doanh nghiệp nhà nước và là bên mua điện duy nhất
đối với các dự án nối lưới tại
Việt Nam, hầu hết các nhà phát triển và các nhà đầu tư năng lượng
mặt
trời quốc tế sẽ
kỳ vọng rằng
các nghĩa
vụ thanh
toán của EVN
cần được hỗ
trợ
bằng bảo lãnh Chính phủ và/hoặc các hình thức hỗ trợ
thích đáng khác của Chính phủ.
Tuy nhiên, gần đây việc
được bảo lãnh Chính Phủ nêu
trên
đã trở nên khó hơn. Về
chính sách gần đây của Chính phủ, Chính Phủ đã
chỉ
thị rằng:
  “Trong năm 2016, xem xét kỹ các
dự án
ngay
từ giai đoạn
phê duyệt
chủ trương cấp bảo lãnh để hạn chế
dần bảo lãnh Chính phủ;
  Từ
năm 2017, tạm dừng phê duyệt chủ
trương cấp bảo lãnh cho các
dự án MỚI để đảm bảo an toàn nợ công;
  Trường hợp đặc biệt cấp thiết, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cấp bảo lãnh Chính phủ đối với từng trường hợp cụ thể.”
Chính sách này
được quy định theo Công văn 7089/VPCP-KTTH của Văn phòng
Chính phủ
ngày 25 tháng 08 năm 2016. Nếu
không có bảo lãnh
Chính Phủ cho việc thanh toán của EVN với
tư cách là Bên mua điện
độc quyền
thuộc sở hữu nhà nước sẽ rất khó khăn tìm được
sự hỗ trợ tài chính quốc tế đủ cho các
dự
án năng lượng, kể cả các
dự
án năng lượng mặt trời.
(b) 
Thế chấp
quyền kinh doanh công trình dự
án
Thế chấp này được đưa vào Nghị định 15/2015/NĐ-CP (Điều 58) đối với các dự
án đối tác công-tư (PPP) quy định rằng
các
nhà đầu tư,
doanh
nghiệp dự án được thế chấp
quyền kinh doanh công trình dự
án cũng
như
tài sản (công
trình dự
án) và quyền
sử dụng đất cho bên cho vay theo
quy
định của pháp luật về
đất đai và pháp luật về dân sự. Các
bên cho vay
mong muốn được
tăng cường khả
năng kiểm soát của
bên cho vay đối
với các
dự
án thực hiện
quyền tiếp
nhận dự án của
bên cho vay.
(c)  Bảo đảm thực hiện
quyền
sử dụng đất
Bảo đảm này được
đưa vào Nghị định 15/2015/NĐ-CP (Điều 59) đối với các
dự
án PPP, quy định
rằng
mục đích  sử
dụng đất của dự
án được bảo đảm không
thay đổi
trong toàn bộ thời hạn
của dự
án,
bảo đảm này cũng áp dụng
cho trường
hợp bên cho vay thực hiện quyền tiếp nhận dự
án.
(d) 
Bảo đảm
cân đối ngoại tệ
Một số bảo đảm được quy định cho các dự án PPP theo Nghị định 15/2015/NĐ-CP (Điều 60) bao gồm:
(i) Nhà
đầu tư doanh nghiệp dự án được:
  mua ngoại
tệ tại tổ chức tín dụng được
phép hoạt
động ngoại hối để đáp ứng
nhu
cầu giao dịch vãng lai, giao dịch
vốn và các giao dịch khác; hoặc
  chuyển vốn,
lợi nhuận, các khoản
thanh lý đầu tư ra nước ngoài.
(ii) Bảo đảm đáp
ứng nhu cầu ngoại tệ được
xem xét áp dụng đối với:
  các dự án
thuộc thẩm
quyền quyết định
chủ trương đầucủa Quốc
hội;
  các dự án
xây dựng
kết cấu hạ tầng
thuộc chương trình
đầu tư của Chính phủ,
  các
dự án
quan trọng khác theo quyết
định của
Thủ
tướng Chính phủ.
(iii)
Bảo đảm cân đối ngoại tệ
sẽ căn
cứ vào định hướng phát triển kinh tế hội,
chính sách quản
ngoại hối, khả năng
cân
đối ngoại tệ trong
từng
thời kỳ mục
tiêu, tính chất của từng dự án.
Ngoài ra, các thông tư hướng dẫn thi hành Quyết Định 11 sẽ cần đưa vào quy định
về phạm vi bảo đảm
của Chính phủ đối với việc chuyển
đổi
doanh thu tính bằng VND sang ngoại tệ
cho các nhà đầu tư nước ngoài vì điều này ảnh hưởng
trực tiếp
đến tính khả thi về
mặt
ngân hàng của dự
án.
(e) Bảo đảm
cung cấp
các dịch
vụ công cộng
Nghị định 15/2015/NĐ-CP (Điều 61) có quy
định đối với
các dự án PPP rằng:
(i)  Nhà đầu

doanh nghiệp
dự án được
sử dụng đất
đai, đường giao thông
và các công trình phụ
trợ khác để
thực hiện dự án.
(ii)  Nhà đầu
doanh nghiệp
dự án được:
  ưu
tiên cung cấp các dịch vụ
công cộng, hoặc
  ưu
tiên cấp quyền sử dụng các công trình công cộng,
trong trường hợp có khan hiếm về dịch vụ công
ích hoặchạn chế về
đối tượng được sử dụng công trình công cộng.
(f) Bảo
đảm
đối với quyền sở hữu
tài sản
Nghị định 15/2015/NĐ-CP (Điều 62) có
quy
định đối với
các dự án PPP rằng:
(i)  Tài sản
hợp pháp của nhà đầu
không bị quốc hữu
hóa
hoặc bị tịch thu
bằng biện pháp hành chính;
(ii)  Nhà đầu tư được
thanh toán, bồi thường trong trường
hợp Nhà nước trưng
thu
hoặc trưng dụng tài sản của nhà
đầu tư. Điều
này có thể
xảy ra trong trường hợp
lý do quốc phòng, an ninh hoặc
lợi ích quốc
gia, tình trạng khẩn cấp,
phòng,
chống thiên tai.
Ngoài
ra, Quyết Định 11 chưa giải
quyết
được một số vấn đề quan
trọng 
khác trong
các văn bản pháp
luật có liên quan, bao gồm:
  Khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài;
  Khả năng áp dụng giải quyết tranh chấp bởi
các
trung tâm/tổ chức trọng tài quốc tế hoặc nước
ngoài; và
 
chế hiệu quả để các
bên cho vay thực
hiện quyền tiếp nhận
dự
án
khả năng áp dụng thỏa thuận/hợp
đồng
trực tiếp giữa bên mua điện,
bên
bán điện (doanh
nghiệp
dự án) với các bên cho vay của doanh nghiệp dự án.
Việc giải
quyết ba vấn đề này sẽ
bước
quan trọng để tạo ra
môi trường
khả thi
cho việc phát triển
năng lượng tái tạo. Nếu những vấn
đề trên đây được đưa vào
dự thảo
các thông tư hướng dẫn
thi
hành, nó sẽ giúp BCT
tạo tiền đề soạn thảo được
một
mẫu HĐMBĐ có tính khả thi
về mặt
ngân hàng cho các
dự
án điện mặt trời.

Bảo lãnh cho chi phí vốn đầu
tư và doanh
thu tối
thiểu
  Bảo đảm doanh thu tối thiểu:
Pháp luật Việt
Nam hiện không quy
định bất kỳ bảo
đảm nào về doanh thu tối thiểu.  Quyết Định
11 cũng không quy định bảo vệ nào đối với vốn đầu
của các nhà đầu tư, các khoản
nợ tồn đọng trong trường hợp chấm dứt hợp
đồng mua bán điện. Tối thiểu,
khoản thanh toán
do chấm dứt hợp đồng cần
tương đương với
khoản nợ
còn tồn đọng của
bên phát triển
dự án. Trong trường hợp chấm dứt HĐMBĐ, nên có cơ chế cho phép xác định tổng số tiền phải thanh
toán trong
trường hợp chấm dứt hợp đồng
mua bán
điện.
Để cải thiện tính
khả thi về mặt ngân hàng đối với các dự
án điện mặt trời,các thông tư hướng dẫn thi hành tới đây nên giải quyết các vấn
đề trên, đặc biệt là trong HĐMBĐ mẫu.

Điều 12.1:
Giá bán
  
“1. Đối với dự án nối
lưới 
a)  Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ
các dự án
nối lưới với
giá mua điện tại điểm giao nhận
điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế
giá trị gia tăng, tương đương với
9,35 Uscents/kWh, theo
tỷ giá trung tâm
của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân
hàng Nhà nước
Việt Nam công bố ngày 10
tháng 04
năm 2017
22.316
đồng/USD). Giá bán điện được điều chỉnh
theo biến
động của tỷ giá đồng/USD. Giá điện này chỉ áp dụng
cho các dự án
nối lưới
có hiệu
suất của tế bào
quang điện (solar cell) lớn
hơn 16% hoặc
module lớn hơn 15%.
b)  Việc điều chỉnh giá mua bán điện theo biến động của tỷ giá
đồng/USD cho các
dự án nối lưới được
thực
hiện theo Hợp đồng mua bán điện mẫu do Bộ Công Thương ban hành.”

Để đảm bảo sự
ràng
hơn, các thông tư hướng dẫn thi hành Quyết Định 11
thể
cần phải bổ sung làm rõ hậu quả hoặc biểu giá điện nào
sẽ áp dụng đối với các dự án nối
lưới nếu dự án đó
không đáp ứng
yêu cầu
dự án nối lưới có hiệu suất của
tế bào quang điện (solar cell) lớn hơn
16% hoặc module lớn hơn 15%, như được
yêu cầu
bởi Quyết định
11
“.
Mức giá điện phải đủ để

đắp được các khoản nợ, chi phí vận hành và hoạt động và hoàn lại vốn chủ
sở hữu
đầu tư, và vấn đề này cần
phải được
soát thêm về mặt thương mại kỹ thuật.
Điều 12.2: Giá bán điện của dự án
trên
mái nhà 
Các
dự án trên mái nhà được thực hiện cơ
chế
bù trừ điện năng
(net-metering)
sử dụng hệ thống công tơ hai chiều.
Trong một chu kỳ thanh
toán, lượng
điện phát ra từ các
dự án trên mái nhà lớn
hơn lượng điện tiêu thụ sẽ được chuyển sang chu kỳ thanh
toán
kế tiếp Khi
kết thúc
năm hoặc khi
kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện với giá bán điện theo quy
định tại khoản 1
Điều này.
b) Hằng năm, căn
cứ vào
tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam
so với đô la Mỹ
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào
ngày công bố
tỷ giá
cuối cùng
của năm trước,
Bộ Công
Thương ban hành giá mua bán điện
mặt trời đối với dự án trên mái nhà cho năm tiếp theo.

Hướng dẫn
chi tiết
hơn về chế bù trừ
năng lượng (net-metering) sẽ cần được ban
hành;
tại Quyết Định 11, BCT đã được yêu cầu
ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với điện mặt trời, 
quy định đo đếm điện năng cho dự án điện
mặt trời
và hướng
dẫn thủ tục
đấu nối,
lắp đặt công tơ và tính toán cơ chế
trừ
điện năng của
các dự
án điện mặt trời trên mái nhà. Cho đến
thời điểm đó, Quyết định
11
không liệu
hạn chế gì đối với
chế bù trừ năng lượng hay không (ví dụ, hạn chế
về quy hệ
thống, khả năng chuyển nhượng
tín
chỉ trong trường hợp
phát dư, v.v.), ngoại
trừ rằng
thể
được suy luận từ các điều khoản khác của Quyết Định 11
rằng cơ chế trừ
điện năng này áp dụng cho
các dự án trên mái nhà có công suất lắp đặt nhỏ
hơn hoặc bằng 50KW.
Các
thông tư hướng
dẫn thi hành cũng có thể cần
làm rõ liệu
bất kỳ điều kiện
và yêu cầu nào thêm đối với lượng điện phát dư khi kết thúc năm hoặc khi kết
thúc hợp đồng mua bán điện để được áp dụng giá bán điện theo Điều 12.1 đối với dự án nối
lưới hay không
(ví dụ,
hiệu suất của tế
bào
quang điện (solar cell) lớn hơn 16%
hoặc module
lớn hơn 15% theo quy định tại Điều
12.1).

Điều 12.4  “Bộ
Công Thương theo dõi, đề xuất
điều
chỉnh mức giá mua điện
quy định
tại Điểm a, Khoản 1 Điều này để
báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
nếu cần thiết.”

Nếu việc
điều chỉnh mức giá điện có lợi hơn cho các nhà phát triển/bên
bán
điện thì các nhà phát triển/bên bán điện nên được
áp dụng mức giá cao hơn. Vui
lòng xem thêm
ý kiến về Điều
15 (Điều khoản
chuyển tiếp) dưới đây.

Ngoài ra, Điều 12 không có
quy
định cơ chế giá điện
cho các dự án không nối
lưới, nên các thông tư hướng dẫn thi hành Quyết Định 11 có thể
cần
phải quy định cụ thể về
chính sách về giá điện đối với các dự án
không nối
lưới.

Để lại một bình luận